Các hạng mục nhà thờ

Nhà thờ họ hay từ đường là một ngôi nhà dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo dòng của cha .nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ .

Nhà thờ họ sẽ được xây cất với quy mô, kiến trúc phụ thuộc vào khả năng tài chính và đóng góp của các suất họ (từng thành viên nam) và theo địa vị xã hội của những người vai vế trong dòng họ. Phần nội thất, gian giữa thường kiến trúc kiểu mở rộng ra phía tường hậu (chuôi vồ) để xây bệ thờ. Trên bệ thờ đặt các linh toạ hoặc giá gương hoặc (vì tay ngai chạm hình rồng nên còn có tên khác là long ngai). Ngai sẽ là nơi để bài vị tổ tiên hoặc là một ống quyển, hoặc khối hộp chữ nhật sơn son thiếp vàng đứng chứa đựng gia phả, có phủ nhiễu điều bên ngoài. Nơi đây là nơi được xem là linh thiêng nhất, nơi mà linh hồn tổ tiên sẽ ngự trị .

Vì là nơi linh thiêng nên các hạng mục trong nhà thờ rất được chú trọng và  hết sức chú ý : ngoài các hạng mục được chế tác bằng gỗ ra thì phần chế tác bằng vật liệu đá của nhà thờ cũng rất nhiều gồm : cột nhà thờ , đá lát nền , cợt đồng trụ , chiếu rồng , lan can hiên nhà thờ , bậc thềm lên xuống của nhà thờ , bàn lễ ,lư hương , hạc đá , đèn đá ,…….

 

 

Từ xưa đến nay, cột đá làm nhà thờ là một trong những kiến trúc quan trọng. Ngoài chức năng là trụ đỡ chính cho toàn bộ công trình thì cột đá còn đóng vai trò trang trí. Nhờ đó tăng tính thẩm mỹ cho không gian bên trong hoặc xung quanh công trình. Vậy làm sao để lựa chọn được mẫu cột đá chất lượng và phù hợp. Cột đá hỗ trợ nâng đỡ công trình tạo sự kiên cố và vững chắc qua từng năm tháng. Bên cạnh đó, chất liệu có độ bền vĩnh cửu nên cột đá dù có trải qua bao nắng mưa sương gió thì vẫn vững chãi không bị phai màu. Trải qua thời gian vẻ ngoài của cột đá càng cổ kính và bí ẩn.

 

 

Sân vườn là một trong những bộ phận quan trọng của ngôi nhà. Để sân vườn có một khung cảnh đẹp nhất, nhà thiết kế và khách hàng luôn quan tâm đến những chi tiết xung quanh sân vườn. Trong đó, không thể không kể đến đá lát sân vườn  – một trong những điểm nhấn giúp tăng tính thẩm mỹ của không gian sân vườn

 

 

Chiếu rồng là một tảng đá to nguyên khối, được chế tác tỉ mỉ và đặt ở lối dẫn vào công trình. Vậy nên, chiếu rồng không có cấu tạo phức tạp hay có nhiều kiểu dáng. Điểm khác nhau duy nhất đó chính là chất liệu, hoa văn và kích thước.

 

 

Bậc thềm đá hay còn được gọi là bậc tam cấp bằng đá là một phần trong kết cấu kiến trúc của một công trình dân dụng, nhà thờ cổ hay các công trình tâm linh,… Bậc thềm còn được hiểu một cách chính xác là phần kết nối đi lại giữa sân và nền nhà của công trình

 

Hạc đá là tượng chim hạc được tạc, điêu khắc bằng đá và thường được đặt tại các công trình kiến trúc tâm linh của người Việt. Ở các thời kỳ khác nhau, hạc đá sẽ được hình dung và thể hiện với các nét đẹp rất đặc trưng của lịch sử. Tuy nhiên, để nhắc đến biểu tượng tâm linh này, người Việt Nam ta có lẽ sẽ liên tưởng ngay đến bộ đôi hạc đá giống hệt nhau, cao ngang người và xoay vào một lư hương đá lớn tạo nên nét thu hút, trang nghiêm đặc biệt của kiến trúc tâm linh đó. loài chim hạc đã mang trong mình nhiều ý niệm sâu sắc về đạo đức, phước lành mà nhân dân ta bao đời hết mực tin tưởng, khát khao.

Trong dân gian, người ta tin rằng chim hạc là loài mang phẩm chất quân tử. Với hình ảnh vươn cổ dài hiên ngang nhìn lên trời xanh, chim hạc khắc họa nét đẹp của sự thanh cao, trượng nghĩa của người quân tử, không ngại trời, không thẹn đất.

Về văn hóa phương Đông nói chung, chim hạc là loài lông vũ mang năng lượng của trời xanh mà văn chương cổ vẫn gọi là “Tiên Hạc”, đem đến thiên lý cho nhân gian. Không chỉ vậy, việc mang chim hạc vào các bức tranh thủy mặc với hình ảnh “Hồng Hạc” thể hiện niềm tin của người phương Đông đối với chim hạc, cho rằng đây là loài chim may mắn, cao quý, mềm mại nhưng không kém phần mạnh mẽ.

Điều quan trọng nhất, tuổi thọ của chim hạc thường rất cao. Truyền thuyết cho rằng “hạc thọ thiên tuế” (sống đến nghìn tuổi), nên dân gian vẫn xem hạc là biểu tượng của sự thịnh vượng, trường tồn và bền vững.

Bởi những điều trên, hạc đá được đặt tại các công trình kiến trúc tâm linh mang niềm tin về ý niệm của sự an lành, may mắn, khí khái và công bằng của nhân sinh.  hạc đá thường được đặt theo đôi, giống hệt nhau, đối xứng ở hai bên lư hương đá lớn giữa sân hoặc chầu vào chánh điện tùy theo thiết kế riêng mỗi nơi. Điều này cũng được áp dụng tương tự ở kiến trúc nhà thờ tổ của các gia đình.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện: 0868.710.262
Nhắn tin Zalo
Gọi điện ngay